Dấu hỏi lớn cho công tác ngăn chặn hành vi của xe chở gia súc
Đối chọi với nhiều đối thủ khác nhau, nhưng xe chở gia súc vẫn hiên ngang đứng vững và tự tin đối đầu với các con sóng lớn như hiện nay, nhờ đó đã tạo ra một hiệu ứng rất tốt cho cả ngành vận tải.
Chỉ trong vòng 3 ngày (từ 23-25/9/2016), trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra hai trường hợp tử vong do xe cho gia cam, tự chế chở tôn cứa vào cổ (một bé trai đi xe đạp đâm vào xe chở tôn đang đỗ bên đường và một phụ nữ đang ngồi chờ xe ven đường bị tấm tôn trên xe cải tiến quệt vào cổ). Từ hai vụ tai nạn thương tâm có thể thấy, thực trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông của các phương tiện chở hàng cồng kềnh gây mất an toàn cho người tham gia giao thông thật đáng báo động.
Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định, giới hạn xếp hàng hóa, hành lý trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông đối với xe mô tô, xe gắn máy không được vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3m, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5m; chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy là 2,0m. Đối với xe thô sơ, không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe; không được vượt quá 0,4m về mỗi bên bánh xe, không vượt phía trước và phía sau xe quá 1,0m. Như vậy, đối với những xe chở hàng hóa vượt quá các quy định trên đều bị coi là vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào do xe chở hàng cồng kềnh gây ra, tuy nhiên, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh không khó để bắt gặp hình ảnh những xe máy, xe ba bánh, xe tự chế, xe mô tô kéo theo xe khác… chở hàng hóa cồng kềnh vi phạm Luật Giao thông đường bộ, gây nguy hiểm cho người đi đường, đặc biệt là trên những tuyến đường có lượng phương tiện tham gia giao thông lớn như thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và trung tâm các huyện, thị trấn trong tỉnh.
Là một người thường xuyên bắt gặp các xe chở hàng cồng kềnh di chuyển trên đường, bà Nguyễn Thị Thúy, phường Tích Sơn băn khoăn: “Nhà tôi gần đường quốc lộ, rất đông xe đi lại, nhà lại có các cháu nhỏ nên rất sợ các loại xe chở hàng hóa cồng kềnh, đặc biệt là xe chở tôn rất nguy hiểm. Nghe trên báo chí, truyền hình đã có cháu nhỏ chết vì va chạm vào xe chở tôn ở Hà Nội nên chúng tôi càng lo lắng, không dám cho các cháu tự chơi ngoài đường”.
Thông tin từ Đội Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an thành phố Vĩnh Yên, trên địa bàn thành phố, tình trạng xe chở hàng cồng kềnh vẫn còn diễn ra một cách công khai tại một số tuyến đường tập trung nhiều hộ kinh doanh trên địa bàn phường Đồng Tâm, Tích Sơn, Hội Hợp. Do chi phí khi vận chuyển bằng xe máy và một số xe tự chế ít tốn kém hơn nhiều lần so với việc thuê các xe chuyên dụng chở hàng nên một số hộ kinh doanh và người dân vẫn thờ ơ với luật. Tính đến 15/9/2016, trên địa bàn thành phố đã phát hiện 152 trường hợp xe mô tô kéo theo xe khác chở hàng hóa cồng kềnh vi phạm Luật Giao thông đường bộ, trong đó đã xử lý 120 trường hợp với số tiền 39 triệu đồng.