Bí Quyết dạy trẻ bướng b��nh
Mỗi khi những bà mẹ ngồi cùng với nhau, bên cạnh việc chia sẻ chuyện gia đình, nội trợ thì nội dung thường xuyên được nhắc đến là "hình như con nít bây giờ khó dạy hơn chúng ta ngày xưa", "con nít bây giờ sao bướng bỉnh quá",… Nhiều người đổ lỗi cho trẻ hư hỏng, cũng có người ngậm ngùi nói "do xã hội hiện đại ảnh hưởng đến con trẻ". Nhưng có thật là con trẻ bây giờ khó dạy hơn chúng ta ngày xưa, hay tại chúng ta không biết cách dạy dỗ?
website của thầy :thích nhật từ
website của thầy :thích thanh từ
website của thầy :thích thiện xuân
website của thầy :thích trí quảng
Hãy nhớ rằng trẻ em như tờ giấy trắng, tính cách, đặc điểm là do cha mẹ ảnh hưởng mà thành. Khi mới sinh ra, trẻ không biết sân hận mà chính chúng ta dạy trẻ sân hận. Trẻ em không biết bướng bỉnh mà chính chúng ta khiến trẻ thành bướng bỉnh.
Tâm trí của trẻ còn nguyên sơ, tất cả đều là bản năng. Trẻ không biết lừa dối, không cố ý làm điều xấu, không giả vờ. Tất nhiên không cha mẹ nào muốn dạy con trở nên một người sân hận, bướng bỉnh nhưng do không hiểu nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của trẻ mà cha mẹ khiến trẻ lâm vào những tình huống không như ý, hiểu lầm, giận dữ với người khác và cũng làm cha mẹ giận dữ. Lâu dần, những tình huống này xảy ra thường xuyên sẽ hình thành ở trẻ tâm tính sân hận, bướng bỉnh.
Vậy, những bậc cha mẹ hãy cùng ngồi lại, đặt mình vào vị trí của con, nhớ lại ngày xưa mỗi người cha người mẹ cũng là một đứa trẻ. Hãy nhớ lại chúng ta đã cần gì và muốn gì, và cũng đã có những lúc những "người lớn" làm chúng ta bực bội, không hài lòng, buồn phiền, tủi thân,… đến thế nào. Hãy ôn lại để tránh những điều bất như ý đó trên chính người con của mình.
1Tôn trọng con
Giúp trẻ khắc phục tính bướng bỉnh
Người lớn thường suy nghĩ rằng: con nít thì chỉ có chơi chứ đâu có làm gì quan trọng. Chính vì vậy, người lớn không "tôn trọng" việc chơi của con mà cho là "trò con trẻ", thành ra có những lúc cha mẹ sẽ làm con phật ý, tự ái.
Ví dụ:
Em bé gái đang chơi con gấu bông một cách say sưa. Cha mẹ đi tới và lấy con gấu bông, cất đi chỗ khác và tươi cười với bé. Chắc chắn bé sẽ khóc, sẽ vùng vằng, sẽ không chịu nói, cười với cha mẹ. Cha mẹ thấy bé khóc lóc như vậy lại mắng bé là hư, hỗn, không ngoan, không nghe lời,…
Thực sự thì cha mẹ chỉ muốn bé không chơi gấu bông nữa để cùng chơi chung với cha mẹ, nhưng cha mẹ không hiểu rằng việc chơi gấu bông cũng "quan trọng" với bé lắm chứ, và việc cha mẹ giành mất gấu bông của bé khiến bé cảm thấy mình bị đối xử không công bằng, bị tước đoạt niềm vui. Cha mẹ muốn chơi cùng bé, còn bé muốn chơi với gấu bông. Cha mẹ không thể lấy "quyền" làm cha mẹ để coi ý thích của mình là quan trọng hơn ý thích của bé.
Thay vào đó, khi bé đang say sưa chơi gấu bông, mẹ hãy đến gần và (xin phép) cùng chơi gấu bông với bé. Như vậy mẹ vẫn được gần gũi với bé mà bé không bị giành mất đồ chơi, bị mẹ làm gián đoạn cuộc vui với gấu bông.
2Đừng "chen ngang" khi con đang tập trung vào chuyện khác
Giúp trẻ khắc phục tính bướng bỉnh
Có những lúc mà trẻ quá tập trung vào một trò chơi hay công việc nào đó mà quên hết những việc xung quanh. Chẳng hạn, bé chơi xếp hình và trong đầu bé đang hình dung ra thật nhiều tòa nhà cao, nhiều con đường đông đúc với xe hơi, xe đạp và người qua lại. Lúc đó, bé chẳng còn để ý đến thời gian, chẳng biết cha mẹ đang ở bên cạnh mình.
Nếu lúc đó, cha mẹ muốn bé làm việc gì đó và gọi bé 1 lần, 2 lần mà bé vẫn không thưa, không đứng dậy, cha mẹ sẽ cho là bé "không ngoan", "không nghe lời",… và rất có thể cha mẹ sẽ nổi giận, la mắng bé. Đừng làm như vậy. Trước những lời la mắng, trách móc của cha mẹ, bé chẳng hiểu chuyện gì cả, bởi bé đang quá tập trung vào trò chơi mà không nghe thấy cha mẹ gọi bé, chứ không phải bé cố ý làm trái lời.
Hiểu được điều này, cha mẹ hãy nhận biết những lúc bé đang tập trung vào trò chơi của mình và đừng làm phiền bé những lúc này. Nếu không có việc thật sự quan trọng thì đừng làm gián đoạn "công việc" của bé. Nếu cần phải gọi bé thì cha mẹ hãy đến tận nơi, nhẹ nhàng đặt tay lên vai bé, đợi bé chú ý và quay lại phía mình rồi mới nói bé tạm dừng việc chơi.
3Trẻ chưa biết phân biệt việc tốt – không tốt
Có rất nhiều điều mà trẻ chưa hiểu được là tốt-xấu, đúng-sai, an toàn hay không an toàn. Trẻ chỉ làm theo bản năng của mình, thấy thích là làm. Chính vì vậy mà nhiều khi cha mẹ la mắng "không hiểu sao con lại làm như vậy", "con nít gì mà phá quá vậy",…
Giúp trẻ khắc phục tính bướng bỉnh
Đừng nên la mắng con như vậy, đừng gieo những hạt giống sân hận trong tâm trí của con. Thật sự con chưa hiểu được những tiêu chuẩn đúng – sai của cha mẹ, con cũng không biết cha mẹ sẽ giận khi mình làm điều này. Nên khi cha mẹ la mắng, con rất sợ hãi và không hiểu vì sao lại bị la mắng. (Nếu con sợ quá và khóc thì lại bị cha mẹ la mắng thêm là "nhõng nhẽo", "hay giận lẫy",…)
4Đừng "mua chuộc" trẻ
Như đã nói ở trên, cha mẹ nên khen ngợi trẻ mỗi khi trẻ có những biểu hiện tiến bộ, những việc làm ngoan ngoãn. Nhưng cha mẹ tuyệt đối không nên học cho bé đòi được "hối lộ".
Ví dụ:
Khi bé khóc do một lý do nào đó, cha mẹ thấy bị làm phiền nên đã nói "con nín khóc đi rồi cha mẹ sẽ mua cho con chiếc xe điều khiển" hoặc "sẽ cho con kẹo". Bé sẽ nín khóc ngay nhưng không phải vì bé được cha mẹ giải quyết lý do làm bé khóc mà bé nín khóc chỉ để được mua đồ chơi hoặc kẹo. Và từ lần sau, mỗi khi muốn có được đồ chơi mới hay là bánh kẹo, bé cứ khóc toáng lên. Đó là một thói quen xấu và dần dần hình thành tính cách xấu ở bé.
5Đừng làm tấm gương sân hận cho con
Giúp trẻ khắc phục tính bướng bỉnh
Không cha mẹ nào muốn con mình có tính cách nóng nảy, bướng bỉnh nhưng không phải người cha mẹ nào cũng hiểu nguồn gốc của những tính cách xấu đó. Cha mẹ và những người lớn trong nhà chính là tấm gương cho bé. Trẻ không biết sân hận mà chính chúng ta là tấm gương khiến trẻ học thói sân hận. Trẻ không biết bướng bỉnh mà chính chúng ta là tấm gương khiến trẻ học thói bướng bỉnh.
Cha mẹ hãy chú ý đến cách cư xử trong gia đình: không tranh cãi, nổi nóng trước mặt con, không đem những chuyện ngoài đường (những chuyện "bà Tám") về nhà tranh luận, cãi với nhau. Muốn trẻ biết cư xử có hiểu biết, có lý lẽ thì bản thân cha mẹ và những người lớn trong nhà cũng phải biết cử xử hợp lý với nhau và với trẻ.